Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, đặc biệt nhiệt độ vào mùa hè rất cao lên đến 30 – 40°C. Để điều hòa không khí trong thời tiết nóng bức vào mùa hè, các vật liệu cách nhiệt được sử dụng phổ biến hơn khi xây dựng các công trình. Vậy có những vật liệu cách nhiệt phổ biến nào trong xây dựng cùng Cách nhiệt Tín Nghĩa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Khái quát về vật liệu cách nhiệt
1. Vật liệu cách nhiệt là gì?
Vật liệu cách nhiệt là những vật liệu được nghiên cứu và sản xuất nhằm giảm sự mất nhiệt, thất thoát nhiệt cho các công trình xây dựng như nhà ở, chung cư, nhà xưởng, … Vật liệu cách nhiệt có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ, nhưng phải đảm bảo hệ số dẫn nhiệt nhỏ hơn hoặc bằng 0,157 W/m.0C. Vật liệu có hệ số dẫn nhiệt càng nhỏ thì khả năng cách nhiệt của vật liệu càng tốt.
2. Tại sao vật liệu cách nhiệt được sử dụng phổ biến trong xây dựng
Hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu trong những năm gần đây gây nên những hệ quả nghiêm trọng, tạo nên những đợt nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nếu nhắc đến việc điều hòa không khí, làm mát mẻ không khí trong mùa hè nóng bức, mọi người thường nghĩ đến điều hòa, quạt điện, … Tuy nhiên những thiết bị này không thể phát huy hiệu quả cao trong những công trình không có vật liệu cách nhiệt, bởi nhiệt độ dễ thất thoát ra ngoài hoặc bị hút nhiệt. Việc sử dụng vật liệu cách nhiệt trong xây dựng sẽ giúp điều hòa không khí tốt hơn, đồng thời giúp bạn tiết kiệm tiền điện phải trả khi dùng máy lạnh, điều hòa.
Trong xây dựng, vật liệu cách nhiệt có công dụng giữ nhiệt độ trong công trình không đổi cho dù nhiệt độ bên ngoài có thay đổi như thế nào. Ngoài ra, vật liệu cách nhiệt còn giúp giảm nhẹ trọng lượng kết cấu công trình, nâng cao mức độ cơ giới hóa, giảm chi phí.
II. Top 9 loại vật liệu cách nhiệt phổ biến trong xây dựng
Nhằm phục vụ nhu cầu của con người, rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt đã được nghiên cứu và sản xuất với những cấu tạo, hình dáng, độ nén, độ dẫn nhiệt khác nhau. Trong các loại vật liệu cách nhiệt đó, những loại nào phổ biến nhất trong xây dựng?
1. Bông thủy tinh
Bông thủy tinh (Glasswool) có tính đàn hồi, mềm mại, cách nhiệt tốt. Bông thủy tinh tạo ra từ các sợi thủy tinh được liên kết với nhau theo cấu trúc tương tự như sợi len. Đó cũng là nguồn gốc cái tên bông thủy tinh của vật liệu cách nhiệt này.
Các sợi thủy tinh trong bông thủy tinh có nguồn gốc từ thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, đất sét, xỉ, … chứa các chất Aluminum, silicate canxi, các oxit kim loại, …
Bông thủy tinh cách nhiệt rất hiệu quả với khả năng chịu nhiệt tối đa 350 °C, hệ số dẫn nhiệt dao động R-2.9 đến R-3.8 mỗi inch. Bông thủy tinh cách nhiệt sử dụng trong xây dựng dưới nhiều dạng như dạng trơn, phủ nhôm hoặc là nhựa PVC. Ngoài ra bông thủy tinh còn chống cháy, khả năng cách âm cũng rất tốt. Khả năng cách nhiệt, cách âm của bông khoáng có thể lên đến 95%-97%.
Tuy nhiên chi phí dành cho loại vật liệu cách nhiệt này khá cao, khi thi công cần đến một đội ngũ chuyên nghiệp. Bởi bông thủy tinh có rất nhiều bụi, mảnh thủy tinh có thẻ gây hại cho mắt, phổi và da nếu không có trang thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật nhất định.
2. Bông khoáng
Bông khoáng hay len khoáng là vật liệu vô cơ, có nguồn gốc từ đá khoáng với thành phần cơ bản là Alumino silic dioxit. Bông khoáng có khả năng chống cháy, cách nhiệt cực tốt. Chúng có thể chịu được ngọn lửa trực tiếp có nhiệt độ 1800°C, cách nhiệt cao từ 1260°C đến 1800°C với chỉ số R dao động từ R-2.8 đến R-3.5.
Vì vậy, bông khoáng chắc chắn là vật liệu cách nhiệt tuyệt vời. Thêm vào đó vì bông khoáng là chất vô cơ nên bạn hoàn toàn không phải lo ngại chúng bị các loại động vật như chuột, bọ gặm nhấm gây hỏng hóc. Trên thị trường bạn có thể mua bông khoáng dễ dàng dưới dạng tấm với các kích cỡ khác nhau.
3. Bọt xốp Polyurethane Foam
Polyurethane Foam là một dạng vật liệu cách nhiệt tuyệt vời được nhiều người quan tâm hiện nay. Bọt xốp Polyurethane Foam là một loại bọt nở, chúng sẽ tự động nở ra trong môi trường bình thường. Sự nở ra của loại vật liệu này xảy ra khi gặp khí không chứa chlorofluorocarbon (CFC). Sử dụng polyurethane foam an toàn với sức khỏe và môi trường khi chúng có thể giảm mức ảnh hưởng cho tầng ozon.
Bọt xốp có giá trị R xấp xỉ R-6.3 trên mỗi inch độ dày nên có tác dụng cách nhiệt, cách âm, cố định, lấp đầy các lỗ hổng, khe hở, … và có khả năng chống cháy tốt. Bọt xốp được ứng dụng nhiều trong các công trình công nghiệp, kho lạnh, ….
Vật liệu cách nhiệt này rất dễ sử dụng, khối lượng nhẹ chỉ nặng khoảng 1 kilogram mỗi 30 lít (1kg / l). Khi sử dụng chỉ cần bơm/xịt chúng vào các khe hở, nơi cần sử dụng và chúng sẽ tự nở ra bao phủ toàn bộ khe hở. Tuy nhiên giá thành cho vật liệu này khá đắt đỏ.
4. Bông Polyester
Bông Polyester với độ mềm mịn cao, hoàn toàn khắc phục nhược điểm của bông thủy tinh và bông khoáng khi bông Polyester không có bụi, không gây ngứa. Bông polyester không thấm nước, cách nhiệt, cách âm tuyệt vời với giá trị R dao động từ R-4 đến R-5,5.
Nhược điểm của bông là dễ cháy. Để khắc phục nhược điểm này, cần sử dụng chất Hexabromocyclododecane (HBCD) để bao phủ bề mặt bông. Tuy nhiên HBCD lại tồn tại những nguy hại đến sức khỏe và môi trường nên bị cấm sử dụng.
Nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm của loại bông này khi không gây bụi, không gây ngứa. Cũng vì vậy mà bông polyester trong khi xây dựng các bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm, …
5. Túi khí cách nhiệt
Cấu tạo của túi khí cách nhiệt gồm lớp nhôm nguyên chất phủ lên lớp nhựa tổng hợp có chứa túi khí. Trong đó, lớp nhựa tổng hợp chứa túi khí có tác dụng ngăn chặn tán nhiệt và tỏa nhiệt nhanh và lớp nhôm nguyên chất phủ bên ngoài có tác dụng phản xạ nhiệt.
Vì vậy khả năng cách nhiệt 95%-97%của túi khí thêm vào đó túi khí còn cách âm khoảng 60%-70%, nhiều ưu điểm như: nhẹ, thẩm mỹ, dễ dàng lắp đặt sử dụng, giá thành cũng rẻ nên được áp dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Đặc biệt là trong chống nóng mái ngói, lớp fibro xi măng, mái tôn, vách tôn tại các nhà xưởng, cơ sở sản xuất,…
6. Tấm xốp EPS
Tấm xốp EPS được sử dụng nhiều để lót tường hay ốp tường trong các công trình xây dựng. Xốp EPS được sản xuất từ các hạt Expandable PolyStyrene theo dạng tấm có hiệu quả cách nhiệt, cách âm tốt.
Vật liệu này có khối lượng nhẹ, giá thành rẻ, thi công dễ dàngtính cách nhiệt lại tốt nên tính ứng dụng cũng cao:
- Sử dụng trong kho lạnh, hầm đông, hầm nước đá, các công trình điện lạnh.
- Bảo ôn cho kho lạnh, tàu xe chở hàng hóa hoặc lót hàng, …
- Lót tường hay ốp tường trong các công trình xây dựng: các khu công nghiệp, khu sản xuất, nhà ở, cao ốc, trung tâm, …
- Cách nhiệt mái tôn, mái ngói, mái fibro xi măng hoặc các vách tôn, vách ngói, vách fibro xi măng, … tại các xí nghiệp, nhà xưởng.
- Đổ sàn bê tông cách nhiệt, cách âm
- Lót hàng hóa chống va đập
7. Tấm cách nhiệt XPS
Tấm cách nhiệt XPS hay còn được biết đến với tên gọi tấm xốp XPS được sản xuất chất dẻo PS qua quy trình đặc biệt. Từ đó, tấm cách nhiệt XPS có đặc điểm: chống nước, chống ẩm, chống ăn mòn, tuổi thọ cao và đặc biệt là cách nhiệt, chịu lực nén cao tuyệt vời. Tấm cách nhiệt XPS cũng rất dễ cắt, xén, uốn tạo ra những tấm XPS có kích cỡ phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Trọng lượng của tấm cách nhiệt XPS cũng rất nhẹ, giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí cũng như điện năng tiêu thụ. Bởi theo nghiên cứu, bạn có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ mỗi năm 343 – 344 Kwh/m2 khi sử dụng tấm cách nhiệt XPS có độ dày 15 – 18 cm.
Tấm cách nhiệt XPS an toàn, đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, là vật liệu cách nhiệt nổi bật, sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng.
8. Tấm cách nhiệt PU/PE Foam
Tấm cách nhiệt PU/PE Foam ngăn được hiện tượng thoát nhiệt ra bên ngoài hay hấp thụ nhiệt đến 95%-97% và cách âm tốt 70% -85%. Tấm cách nhiệt đảm bảo an toàn với môi trường và sức khỏe người sử dụng và việc lắp đặt chúng cũng rất đơn giản, tiện lợi cho mọi người.
Độ bền cao cũng là một ưu điểm ghi dấu ấn trong lòng người sử dụng của tấm cách nhiệt PE/PU. Những tấm cách nhiệt này còn giúp bảo vệ cũng như tăng tuổi thọ của mái nhà vì chúng có khả năng chống nấm mốc, không bị thấm nước, ứ đọng nước.
9. Cellulose
Từ tên gọi, ta có thể dễ dàng nhận thấy nguồn gốc của loại vật liệu cách nhiệt này là từ giấy. Thật vậy, cellulose rất thân thiện với môi trường, và vật liệu an toàn nhất bởi chúng được làm từ các loại giấy, bìa cứng tái chế. Mức độ cách nhiệt của cellulose đặt ngưỡng tốt với giá trị R-3,1 – R-3,7.
Tuy có nguồn gốc từ giấy những cellulose lại là vật liệu chống cháy tốt nhất. Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất, cellulose đã được nén chặt, ép hết khí oxi thoát ra khỏi vật liệu nên hạn chế được thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Vật liệu này không thích hợp với những người nhạy cảm với bụi cellulose và yêu cầu kỹ thuật, sự chuyên nghiệp trong thi công cao, khó áp dụng.
Trên đây là 9 loại vật liệu cách nhiệt phổ biến nhất trong xây dựng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, chi phí gia đình, tổ chức mà mọi người có thể lựa chọn cho mình loại vật liệu thích hợp để cách nhiệt trong xây dựng